27/9/12

Nhận Được Bởi Ân Điển Qua Đức Tin 27/9/12




Đấng ban Đức Thánh Linh cho anh em và làm các phép lạ trong anh em, thì làm bởi các việc luật pháp, hay là bởi đã nghe mà tin? (Ga la ti 3:5)

Hãy hình dung bạn đang có mặt tại một buổi nhóm cầu nguyện chữa lành. Một gã say rượu bước vào Hội thánh, người anh ta nồng nặc mùi rượu. Anh ta ngồi sau lưng người chơi đàn piano, một phụ nữ luống tuổi tốt bụng, người đã phục vụ trong Hội thánh suốt 50 năm. Cả hai đều đang chịu đau đớn bởi căn bệnh thấp khớp. Quyền năng chữa lành của Đức Chúa Trời ở đó. Ngay tức thì, gã say rượu là người chưa bao giờ đến Hội thánh trước đó, đã được lành, còn người phụ nữ kia thì không.

Hầu như ai nghe câu chuyện này cũng đều rất giận và bối rối. Họ có thể hỏi “Lẽ ra Đức Chúa Trời phải chữa lành cho người phụ nữ tốt bụng, là người đã trung tín hầu việc Chúa trong suốt nhiều năm qua, và không chữa lành cho gã say rượu be bét kia mới đúng chứ?” bạn thấy không, nhiều người vẫn tin rằng Đức Chúa Trời chỉ chữa lành cho những ai xứng đáng.

Nhưng đó không phải là cách Đức Chúa Trời làm. Đức Chúa Trời nhìn vào đức tin, không phải việc làm. Quyền năng của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho những người đặt lòng tin vào sự tốt lành của Ngài thay vì công bình riêng của họ. Vậy nếu chúng ta trở lại với ví dụ trên, Đức Chúa Trời muốn chữa lành cho cả hai, gã nghiện rượu và người phụ nữ luống tuổi tốt bụng đó. Tất cả những gì họ cần làm là nhận lấy ân điển, hay ân sủng nhưng không qua đức tin.

Bạn thấy đấy, chúng ta không thể giành được phước hạnh của Đức Chúa Trời. Chúng ta nhận chúng bằng cách tin vào tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Nếu chúng ta nhận lấy phước hạnh vĩ đại nhất – sự cứu rỗi – đơn giản tin rằng Chúa Giê Xu đã thực hiện tất cả những điều đó cho chúng ta và chúng ta không cần phải làm gì để có được sự cứu rỗi đó, điều gì khiến chúng ta nghĩ rằng những phước hạnh nhỏ hơn khác có thể có được bởi việc chúng ta làm?

Nên nếu khi Jessica con gái tôi bị bệnh, tôi không đến với Chúa và thưa rằng “Thưa Cha, xin chữa lành cho con gái con vì con là mục sư và con giảng về sự chữa lành cho dân sự”. Không, tôi đến với Ngài bởi huyết của Chúa Giê Xu và nói “Thưa Cha, con tạ ơn Cha vì 2000 năm trước, Chúa Giê Xu đã gánh thay bệnh tật của Jessica trên thân thể Ngài. Trên nền tảng duy nhất đó và bởi ân điển của Ngài, con công bố con gái con đã được chữa lành trong danh Chúa Giê Xu”.

Đơn giản khi bạn tin rằng bạn nhận được tất cả mọi phước hạnh dựa vào công việc hoàn tất của Chúa Giê Xu và duy bởi ân sủng của Ngài, bạn sẽ nhận được mọi phước hạnh!

Quyền năng của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho những người đặt lòng tin vào sự tốt lành của Ngài thay vì công bình riêng của họ. 


Newcreation Church


23/9/12

Hãy Tha Thứ, Phần Còn Lại Giao Phó Cho Đức Chúa Trời 23/9/12


Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy. (Ê phê sô 4:32) 

Mọi người thích nói: “Tôi có thể tha thứ, nhưng tôi không thể quên”. Trước giờ bạn từng nghe câu này chưa? Bây giờ, trước hết chúng ta biết rằng không có chỗ nào trong Kinh thánh Đức Chúa Trời bảo bạn tha thứ rồi quên đi. Không có chỗ nào nói như thế trong Kinh thánh! Ma quỷ thêm vào đây một điều gì đó để làm cho mọi thứ nặng nề thêm. 

Chúa chỉ bảo chúng ta tha thứ vì trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta món nợ mà chúng ta không có khả năng trả. Khi chúng ta tha thứ, chúng ta đã tự cho bản thân một ân sủng nhưng không, vì chất chứa cay đắng và sự không tha thứ đôi khi có thể hủy hoại sức khỏe của bạn! 

Vì thế chỉ cần tha thứ và giao phó cho Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm phần còn lại. Khi bạn thực sự tha thứ, đôi khi, Ngài sẽ làm cho bạn quên đi. Nhưng đôi khi, bạn vẫn nhớ việc xảy ra vì đó là một sự việc nghiêm trọng trong đời sống bạn. Tuy nhiên, khi nhìn lại những gì xảy ra, nỗi đau đã không còn ở đó nữa. Sự day dứt đã biến mất và bạn không còn cay đắng. Giô sép đã tha thứ cho các anh trước khi họ đến quỳ trước mặt ông. Ông nhớ những gì họ đã cư xử với ông, nhưng ông không nhớ bằng một tấm lòng cay đắng (Sáng 50:15-21). Vì thế bạn có thể nhớ điều đã xảy ra với mình, nhưng sự cay đắng đã không còn nữa vì bạn đã đặt nó tại thập tự giá, trong bức tranh này – “trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã tha thứ cho tôi. Cha, con tha thứ cho cha, con tha thứ cho mẹ. Anh/chị tôi đã tha thứ cho anh/chị”. 

Khi tha thứ, bởi đức tin bạn tha thứ, không phải bởi cảm xúc. Chúng ta bước đi bởi đức tin, không phải bởi cảm xúc (II Cô rinh tô 5:7) một số người sẽ chờ cảm xúc đến – “thưa Cha, con sẽ đợi cảm xúc đúng đắn đến với con để tha thứ cho người đó”. “Cảm xúc đúng” có thể sẽ không bao giờ đến! 

Không, bởi đức tin bạn tha thứ, và làm điều đó một lần đủ cả. Hãy dành thời gian cầu nguyện. Lấy nhật ký ra và viết điều đó lại. “Thưa Cha, con mang người này đến trước mặt Ngài. Ngài biết điều anh ấy làm với con. Thưa Cha, bởi thập tự giá của Chúa Giê Xu, Cha đã tha thứ cho con dù con không xứng đáng nhận điều đó, bây giờ bởi đức tin con tha thứ cho người này và để cơn giận nghịch lại anh ta tan biến trong Danh Chúa Giê Xu. A men!” 

Một khi bạn đã tha thứ bởi đức tin, bạn sẽ nhìn thấy sự day dứt của sự cay đắng được cất khỏi lòng bạn. Bạn sẽ kinh nghiệm sự bình an và vui mừng của Đức Chúa Trời đỗ đầy trong lòng bạn, và thấy sức chịu đựng lớn hơn trong con người bạn! 

"Khi chúng ta tha thứ cho người khác, chính chúng ta được thoát khỏi sự cay đắng và sự không tha thứ có thể hủy hoại sức khỏe của bạn!"
New Creation Church


22/9/12

MP3 Quality Modifier 2.4 - Nén nhạc Mp3 giữ nguyên chất lượng 22/9/12




Nhà sản xuất
: Kevin Schneider 
Bản quyền:  Freeware

Trên nền:  Windows 2K / XP / Vista / Vista64 / 7 / 7 x64
Kích thước:  702 KB



MP3 Quality Modifier là một chương trình giúp bạn có thể dễ dàng thay đổi chất lượng của MP3 của bạn để tiết kiệm không gian đĩa hoặc phù hợp với máy nghe nhạc MP3 của bạn trong khi vẫn duy trì mức độ mong muốn chất lượng âm thanh và giữ tất cả các thẻ ID3 còn nguyên vẹn!
Các tính năng chính:
• Thay đổi chất lượng MP1, MP2, MP3  chỉ là một vài con chuột-nhấp chuột
• Giao diện người dùng thân thiện và trực quan
• Tất cả các thẻ ID3 được tự động giữ lại
• Thích ứng cấu trúc thư mục
• Tùy chọn nâng cao: Chi tiết các thiết lập bitrate, nhãn hiệu như bản quyền.
• So sánh chất lượng giữa các tập tin ban đầu và tạo ra
• Đa ngôn ngữ: DE, EN, ES, ET, FR, IT, KO, PT, RU, SV


14/9/12

NGHE KINH THÁNH MP3 14/9/12



Cựu Ước




Tân Ước



11/9/12

GIAO ƯỚC HUYẾT 11/9/12



Nhìn Thấy Bạn Trong Đấng Christ



Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Giê Xu Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời. (Ê phê sô 1:3)

Tôi nhớ lại năm tôi 18 tuổi, tôi đã trải qua một gia đoạn ngã lòng khủng khiếp. Tôi nghĩ mình bị quỷ ám, tôi tìm đến với một tôi tớ vĩ đại của Đức Chúa Trời để ông cầu nguyện đuổi quỷ cho tôi. Nhưng khi ông đặt tay trên tôi, ông bắt đầu nói tiên tri cho tôi. Ông nói “Joe, ta thấy con đang giảng cho hàng ngàn người và Đức Chúa Trời dùng con để ảnh hưởng trên hàng ngàn cuộc đời. Joe, Đức Chúa Trời kêu gọi con và Sa tan đang tìm cách để ngăn trở con”.


“Lúc đó tôi nghĩ, gì chứ? Tôi đến đây để được giải cứu! tôi chỉ quan tâm đến việc cứu lấy bản thân tôi thôi, tôi không quan tâm đến sự giảng dạy cũng không muốn ảnh hưởng nhiều đời sống của người khác”. 

Bạn thấy đấy, điều gì đã xảy ra lúc đó, Đức Chúa Trời cho phép người này bước vào cõi vô tận để nói tiên tri về tương lai tôi. Đối với Đức Chúa Trời, tương lai của tôi đã có rồi, dù lúc đó tôi chỉ mới 18 tuổi. Hiện nay, tôi là mục sư của một Hội thánh có hơn 20.000 tín hữu. Bây giờ, tôi đã thấy điều đã tiên tri cho tôi trước đó rất lâu.

Đức Chúa Trời không thấy như cách chúng ta thấy. Áp ra ham 100 tuổi vẫn chưa có con. Sa ra vợ ông, 90 tuổi, tử cung đã khô (Sáng 17:17). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời nhìn ông và phán như thể ông đã là cha của nhiều dân tộc rồi.

Bạn thân mến, Đức Chúa Trời muốn bạn thấy theo cách mà Ngài thấy. Hiện giờ, có thể bạn đang trải qua thử thách trong hôn nhân, trong công việc, trong vấn đề tài chánh hay sức khỏe. Nhưng Đức Chúa Trời nhìn thấy một hôn nhân được chúc phước, sự thành công trong công việc, sự gia tăng của cải một cách siêu nhiên và một thân thể đã được chữa lành vì Ngài phán rằng bạn đã được phước với đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời trong Đấng Christ rồi.

Bạn thấy không, Đức Chúa Trời nhìn thấy bạn trong Đấng Christ, vì thế khi bạn nhìn thấy chính bạn trong Đấng Christ, Đấng không bị giới hạn bởi thời gian, bạn đang bước vào trong cõi vô tận đó. Cõi vô tận đó trong Đấng Christ, bất cứ điều gì bạn cần và những thử thách của bạn đã được cất đi, đã được sửa lại, đã được phục hồi hoặc đã được sống lại rồi ! Trong cõi vô tận trong Đấng Christ, bạn đã được phước với đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời rồi !

"Hãy thấy chính bạn theo cách Đức Chúa Trời nhìn thấy bạn. Trong Đấng Christ và được phước với đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời rồi !"

New Creation Church

9/9/12

Chúa Giê Xu Thầy Tế Lễ Chí Cao Cầu Thay Cho Bạn 9/9/12


Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy. (Rô ma 7:25)

Câu Kinh thánh này nói rằng Chúa Giê Xu luôn hằng sống để cầu thay cho chúng ta. Trước đây, tôi từng nghĩ câu này có nghĩa là Chúa Giê Xu được đặt ngồi bên hữu Đức Chúa Cha, đang cầu thay cho tất cả chúng ta luôn luôn, chờ đợi và hy vọng Cha Ngài làm một điều gì đó cho chúng ta.


Nhưng không phải vậy. Hãy nhìn vào điều Chúa Giê Xu đã cầu nguyện khi đứng trước cửa mộ La xa rơ. Ngài đã cầu nguyện: “Thưa Cha, Con tạ ơn Cha vì Ngài đã nhậm lời Con” (Giăng 11:41). Ngài đã cầu nguyện những lời này trước khi La xa rơ sống lại bước ra khỏi mộ. Chúa Giê Xu biết rằng điều Ngài đã cầu nguyện sẽ xảy ra đúng như vậy bởi vì Đức Chúa Cha luôn luôn lắng nghe lời cầu nguyện của Ngài (Giăng 11:42).


Vậy “Chúa luôn sống để cầu thay cho chúng ta” có nghĩa gì?


Vì Chúa Giê Xu là Thầy tế lễ Chí cao (Hê bơ rơ 4:14), chúng ta có một bức tranh điều xảy ra khi chúng ta hiểu điều thầy tế lễ trong Cựu ước đã làm với của lễ thiêu là con chim cu (Lê vi 1:14-17).


Những con chim được mang đến cho Thầy tế lễ thượng phẩm là một bức tranh về những lời cầu nguyện của chúng ta “đang bay” đến với Chúa Giê Xu bởi vì chúng ta cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha trong Danh Chúa Giê Xu. Bây giờ, khi thầy tế lễ thượng phẩm vạch lông để kiểm tra sau khi giết chúng, Chúa Giê Xu đã cất đi tất cả những lời cầu nguyện thừa thải và không đúng của chúng ta, chẳng hạn như lời cầu nguyện tự cho mình là trung tâm.


Do đó, ngay khi thầy tế lễ thượng phẩm dâng con chim này làm của lễ thiêu, mùi thơm dâng lên cho Chúa, Chúa Giê Xu là thầy tế lễ Chí cao đã thêm vào sự hoàn hảo, đẹp đẽ, tuyệt vời và mùi hương thơm của Ngài khiến cho Đức Chúa Cha đẹp lòng đối với những lời cầu nguyện của chúng ta. Đó là cách mà Ngài đã dâng những lời cầu nguyện của chúng ta cho Đức Chúa Cha. Đó là cách Ngài đã sống để cầu thay cho chúng ta.


Bạn thân mến, bạn không cần phải chạy đến với người lãnh đạo Hội thánh nhờ họ cầu nguyện để “có năng quyền hơn”. Bạn có thể tự cầu nguyện cho mình. Vì thế, hãy nắm lấy lợi thế từ sự cầu thay của Chúa Giê Xu dành cho bạn và nói “Chúa Giê Xu ơi, con không biết nói gì khác… xin cầu thay cho con”. Khi chính Chúa Giê Xu chạm đến lời cầu nguyện của bạn, bạn có thể chắc chắn rằng điều đó sẽ được đáp lời!


"Chúa Giê Xu đã cất đi tất cả những lời cầu nguyện thừa thải và không đúng của chúng ta và thêm vào sự hoàn hảo, đẹp đẽ, tuyệt vời và mùi hương thơm của Ngài vào những lời cầu nguyện của chúng ta."


New Creation Church

5/9/12

Sự Công Bình Đời Đời 5/9/12







Có bảy mươi tuần lễ định trên dân ngươi và thành thánh ngươi, đặng ngăn sự phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời vào... (Đa ni ên 9:24)

Ngày chủ nhật chúng ta nghe sứ điệp nói: “Tôi là người công bình của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ”. Sang ngày thứ hai chúng ta vẫn tiếp tục công bố: “Tôi là sự công bình của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ”. Nhưng đến thứ tư hay thứ năm chúng ta bắt đầu xưng tội lỗi! Rồi chúa nhật lại đến, chúng ta lại được khải thị về sự công bình của chúng ta trong Đấng Christ và lại tiếp tục công bố ra sự công bình của chúng ta. Tại sao chúng ta phải làm như thế?

Không thể nào chúa nhật chúng ta là người công bình. Rồi vài ngày sau chúng ta không còn công bình vì tội lỗi, rồi chúa nhật đến chúng ta lại được tái công bình. Không! Sự công bình của chúng ta là “sự công bình đời đời!” vì Chúa Giê Xu đã làm cho chúng ta “sự chuộc tội đời đời!” (Hê bơ rơ 9:12). “Nhưng mục sư Giô sép Prince ơi, tôi mới vừa phạm tội đây thôi. Vì sao tôi vẫn còn là người công bình?”

Bạn thân mến, không phải do những gì bạn làm khiến bạn trở nên công bình, nhưng là những gì Đấng Christ đã làm trên đồi Gô gô tha cho bạn. (Rô ma 5:19) chép rằng: “Vì, bởi sự không vâng phục của một người [A đam] mà mọi người khác thành ra kẻ có tội, thì cũng bởi một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình”. Sự vâng phục của một người – Đấng Christ – không phải là sự vâng phục của bạn, đã khiến cho bạn được xưng công bình.

Chúa muốn bạn vững lập trên những gì Đấng Christ đã làm. Ngài muốn bạn tập trung chú ý nơi sự công bình đời đời của bạn trong Đấng Christ. Vậy thì bạn làm thế nào? Bạn nên nghe những sứ điệp được xức dầu để được nhắc nhở về sự công bình của bạn trong Đấng Christ. Đừng dừng lại ở chỗ chỉ hiểu biết trong tâm trí. Hãy nói ra. Mỗi buổi sáng, hãy tự nói với mình: “tôi là người công bình của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ!” (II Cô rinh tô 5:21).

Bạn không cần được mặc khải rằng mình quá ư tội lỗi. Bạn đã biết điều đó khi bạn phạm tội. Ma quỷ luôn nhắc nhở về tội lỗi của bạn. Đôi lúc ngay cả bạn bè và người thân cũng kết án bạn. Thay vào đó, điều mà bạn được khải thị là sự xưng công bình đời đời của bạn trước mặt Đức Chúa Trời, đặc biệt là khi bạn phạm tội.

Và khi bạn tập trung chú ý vào món quà xưng công bình đời đời, bạn sẽ cai trị trong sự sống! (Rô ma 5:17). Bạn sẽ cai trị tội lỗi, tánh hư tật xấu, bệnh tật, nghèo thiếu và mọi điều khác đang kềm giữ bạn khỏi một đời sống đắc thắng.

"Không phải do những gì bạn làm khiến cho bạn được xưng công bình. Mà là do những gì Đấng Christ đã làm tại đồi Gô gô tha."
New Creation Church

20 BÀI HỌC CUỘC SỐNG



Đây là quyển sách tiện ích cho cuộc sống, những nguyện tắc sống hay còn gọi là "CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG". quyển sách nầy đã được đọc = tiếng việt (file audio Mp3) các bạn có thể lưu vào dế của mình để nghe bất cứ lúc nào.
Link download đây.


4/9/12

Thế giới phẳng 4/9/12


Trong Cuốn sách bán rất chạy Thế giới phẳng, nhà báo Mỹ L.Phrít-men nói lịch sử loài người từ khởi thủy cho đến hết thế kỷ 20 đã trải qua hai lần toàn cầu hóa. Lần thứ nhất khi nhà thám hiểm C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ, phát hiện Trái đất hình cầu Lần thứ hai khởi đầu bằng việc phát minh động cơ hơi nước, phát triển hệ thống đường sắt, đường biển… rồi bùng nổ về khoa học, công nghệ. Rồi mới đến lần ba (ông gọi kỷ nguyên 3) toàn cầu hóa ngày nay.

Tác giả không phủ nhận, để đi đến tiến bộ, văn minh, loài người đã phải chịu nhiều đau khổ cùng cực, như bóc lột thống trị, đàn áp, bạo lực, bất công... mà ông gọi rất khéo là "toàn cầu hóa đan xen phản toàn cầu hóa". Dù sao, toàn bộ cuốn sách vẫn xuất phát từ cái nhìn một chiều về thế giới và lịch sử.Về những mặt được và mất từ sự phát hiện châu Mỹ của C.Cô-lôm-bô từ cuối thế kỷ XV, kéo theo làn sóng xâm lăng ồ ạt của người châu âu đến "tân thế giới", ít ai đủ tư cách hơn nhà văn Mê- hi-cô C.Phu-en-tê, một người tự nhận mình là hậu duệ được lai tạo từ ba nền văn minh: bản địa (thổ dân), iberic (Tây Ban Nha- Bồ Đào Nha) và Mỹ đương đại. ông đề cập toàn cầu hóa theo suy ngẫm riêng trong một bài viết khởi đăng trên một tờ báo Mỹ, sau đó được nhiều nước in lại.

Trong bài báo, C.Phu-en-tê đã đưa ra nhiều tư liệu lịch sử khiến người đọc sững sờ. Theo ông, khi người châu âu chinh phục Mê-hi-cô (1519), dân số nước này là 25 triệu, đến năm 1605 (86 năm sau) tụt xuống còn 2 triệu. Thổ dân sống dọc triền núi An-đét năm 1525 có 6 triệu, đến năm 1651 (136 năm sau) còn khoảng 1,5 triệu người. Một đại thảm kịch chưa từng thấy. Nguyên nhân có nhiều: người Châu Âu mang sang nhiều bệnh tật nan y, làm sụp đổ hệ miễn dịch truyền thống của người bản địa. Họ càng dễ chết hơn vì phải lao động khổ sai, vì va chạm giữa các nền văn hóa, vì lo âu thường trực... Hệ quả tiếp theo thật bi thảm: sự diệt vong các nền văn minh bản địa, với hệ thống giáo dục, đạo đức đặc sắc của nó, với những nền văn hóa khác hẳn Châu Âu, đặc biệt trong cách xử lý đầy nhân văn quan hệ giữa người với người. C Phu-en-tê viết: "Trước câu hỏi, phải chăng sự chinh phục của người da trắng đã vĩnh viễn hủy diệt các nền văn minh bản địa Châu Mỹ? Chúng ta đành đau đớn trả lời: đúng vậy. Còn có bao giờ, ngày nay cũng như vĩnh viễn mai sau, con người hình dung nổi, giá không bị người da trắng đập phá tan tành, các nền văn minh đặc sắc ấy nay đã tiến hóa đến đâu”.

Cuộc chinh phục Châu Mỹ của người da trắng còn mang lại một hệ quả rất phức tạp và đầy mâu thuẫn, cái tốt đan xen cái xấu. Nhà thờ (Châu Âu) thông qua bạo lực, dựa vào bạo lực để áp đặt niềm tin. tổ chức, hệ giáo lý của mình, một hệ giáo lý khép kín, không đủ khả năng hiểu thực tế đa dạng của các thổ dân châu Mỹ cũng như người gốc Phi bị bán sang đây làm nô lệ, đến nỗi sau vài thế kỷ, nhiều nền văn minh suy vong và biến khỏi địa cầu. Nhiều tộc người diệt chủng hoàn toàn nếu không bị đồng hóa.

Trên tàn phá, hủy diệt và hoang tàn, một nền văn minh mới được tạo lập trong khổ đau, xoay quanh những trục mới là các đô thị lớn. Cho dù chủ nghĩa thực dân đã gây nên vô vàn tội ác, không thể phủ nhận người da trắng đã dựng lên ở Mỹ La-tinh nhiều công trình kiến trúc hoành tráng, trải rộng từ Lốt An-giơ-lét (Mỹ) đến Bu-ê-nốt Ai-rét (Ác-hen-ti-na), từ La Ha-ba-na (Cu-ba) đến Li-ma (Pê-ru)... Trong lịch sử, chưa từng đâu xây dựng được nhiều công trình vĩ đại như người Tây Ban Nha đã làm thời đó ở Mỹ La-tinh. Các nhà in, trường đại học mọc lên trên tàn phá và bất công xã hơn nhiều thế hệ danh họa, điêu khắc, nghệ sĩ tài ba xuất hiện. Tiếng Tây Ban Nha, và ở mức độ hẹp hơn, tiếng Bồ Đào Nha, được cả một lục địa nhận làm ngôn ngữ chính thức. Khái niệm hiện đại về luật pháp, về công bằng xã hội... du nhập vào lục địa mới... C.Phu-en-tê nói: "Người Tây Ban Nha đã làm nên những điều ấy ở Trung và Nam Mỹ cả một vài thế kỷ trước khi người ang lo- saxons triển khai công cuộc "khai hóa" tương tự của họ tại Bác Mỹ. Người bản địa gồm thổ dân, người da đen nhập cư, người pha trộn da màu, người lai da màu với da trắng… là chủ thể hoặc chủ trì hoặc tham gia xây dựng, và đã lưu lại dấu ấn văn hóa đặc sắc của họ nơi các thánh đường, công trình kiến trúc, tại nghệ thuật và nghề thủ công tài hoa Mỹ La-tinh. Một nền văn minh mới, đặc thù (không là văn minh bản địa cổ truyền, cũng không phải du nhập nguyên bản từ châu âu) đã hình thành, phát triển. Trào lưu văn học hiện thực hư ảo được khai sinh từ cái nền lịch sử ấy, trên thực tại ấy.

C Phu-en-tê đi đến kết luận, bằng cách đặt ra một loạt câu hỏi và tự tìm lời giải đáp. "Liệu chúng ta (người Mỹ La-tinh) bước vào toàn cầu hóa lần này có hy vọng phát huy được các nền văn hóa đa dạng của mình, để các giá trị văn hóa ấy tác động tốt hơn vào các thiết chế chính trị, kinh tế ở châu lục, làm cho chúng có sức sống mạnh mẽ hơn, thực chất hơn, công bằng hơn những gì đang có ở đây? Chắc chắn có thể - lời C.Phu-en-tê - nếu người Mỹ La-tinh ý thức đầy đủ sở dĩ chúng ta tạo dựng được nền văn hóa đặc sắc như ngày nay là bởi chúng ta đã tự mình tạo dựng nên nó và sở dĩ các thiết chế chính trị, kinh tế của ta chưa được tốt như chúng ta có ngày nay, là vì ta đã để người khác làm thay. Trong tương lai, các nhân tố đóng vai trò xúc tác công cuộc đổi mới ở Mỹ La-tinh nhất thiết không thể là các thiết chế sẵn có như nhà thờ, quân đội, nhà nước... Đó phải là xã hội dân sự với vai trò ngày càng tăng của nhân dân. Xét đến cùng, nhân dân sẽ là người sáng tạo đồng thời là người nắm giữ, người phát huy văn hóa mới trong tương lai.

Dù nhà văn không nói thẳng ra, ai cũng hiểu hàm ý. Những suy nghĩ của bậc văn hào được dư luận quan tâm, đặc biệt các dân tộc từng đau khổ bởi "phản toàn cầu hóa lần thứ hai", tức chủ nghĩa thực dân cũ và mới - thuật ngữ của chính tác giả L.Phrít-men - nay nếu không tỉnh dễ có khả năng lại bị cuốn hút thụ động và chịu hệ quả buồn của làn sóng toàn cầu hóa lần thứ ba". 


Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *