Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài Giảng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài Giảng. Hiển thị tất cả bài đăng

12/8/12

GIẢI PHÁP ĐỂ SỐNG MỘT ĐỜI SỐNG THÁNH KHIẾT 12/8/12



Kinh thánh: Rô-ma 6:15-23
I. NGUYÊN TẮC CỦA MỘT NGƯỜI TÔI MỌI (NÔ LỆ)
Rô-ma 6:15-16 Vậy thì làm sao! Vì chúng ta không thuộc dưới luật pháp, nhưng thuộc dưới ân điển, thì chúng ta sẽ phạm tội hay sao? Chẳng hề như vậy!  16Anh em há chẳng biết rằng nếu anh em đã nộp mình làm tôi mọi đặng vâng phục kẻ nào, thì là tôi mọi của kẻ mình vâng phục, hoặc của tội lỗi đến sự chết, hoặc của sự vâng phục để được nên công bình hay sao?

Trong Giao Ước Cũ của Luật pháp
LUẬT PHÁP chỉ cho con người biết TỘI LỖI (Rô-ma 3:20 ; 7:7)  
TỘI LỖI  tội lỗi lợi dụng luật pháp dẫn đến SỰ CHẾT         (Rô-ma 7:8-13)

Trong Giao Ước Mới của Ân điển
ÂN ĐIỂN được ban cho qua Chúa Jesus bởi ĐỨC TIN (Rô-ma 3:24 ; Ê-phê-sô 2:8)
ĐỨC TIN dẫn đến  SỰ CÔNG CHÍNH (Rô-ma 3:28; 3:30 ; 5:1 ; 10:6 ; Ga-la-ti 2:16 ; 3:8)

Rô-ma 6:14  Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu; bởi anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển.
Tội lỗi có thể cai trị trên con người vì con người phải ở dưới luật pháp  (Rô-ma 6:14). Hậu quả của tội lỗi ấy là sự chết.
Nhưng khi ân điển đến thì con người không phục dưới luật pháp nữa mà phục dưới ân điển khi bằng lòng TIN NHẬN Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa đời sống mình. Khi TIN vào Chúa Jesus và tất cả những gì Ngài làm cho mình tại thập tự giá thì Đức Chúa Trời kể con người là công bình. (Rô-ma 4:3-5)
Phao-lô đã sử dụng hình ảnh của người nô lệ để minh họa cho điều này. Nô lệ của chủ nào thì thực hiện những việc của chủ ấy và sanh ra kết quả tương ứng của nó. Phaolo nói rằng bạn không thể nào tiếp tục ở dưới tội lỗi để sanh ra sự chết vì bạn không còn ở dưới luật pháp mà ở dưới ân điển của Đức Chúa Trời.
Bạn cần ý thức rõ ràng rằng bạn không còn ở dưới luật pháp của sự định tội và sự chết nhưng đã được ở dưới ân điển của Đức Chúa Trời và đó là lí do khiến bạn trở nên đắc thắng mọi tội lỗi trong đời sống.
Ngày trước khi bạn chưa ở dưới ân điển thì bạn là nô lệ của tội lỗi và chịu kiểm soát, xét đoán của luật pháp và đối với sự công bình thì bạn được tự do nhưng bây giờ qua Chúa Jesus Christ và công tác hoàn tất của Ngài bạn đã được tự do khỏi sự lên án của luật pháp bởi Chúa Jesus là sự hoàn hảo, trọn vẹn của bạn bởi Ngài đã hoàn thành mọi đòi hỏi công chính của luật pháp thay thế bạn thì đối với tội lỗi bạn đã được tự do.
II. VÂNG PHỤC ĐẠO LÝ ĐÃ BAN
Rô-ma 10:8 Nhưng nói làm sao? Ðạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin và chúng ta giảng dạy.
Chỉ có 1 đạo lý được ban cho con người ấy là TIN vào Chúa Jesus và những gì Ngài thực hiện tại thập tự giá.
Chỉ có 1 Con Người duy nhất xưng nhận mình là ĐẠO ấy chính là Chúa Jesus.
III. THÁNH KHIẾT KHÔNG PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN MÀ LÀ KẾT QUẢ
Rô-ma 6:19-22 Tôi nói theo cách loài người, vì xác thịt của anh em là yếu đuối. Vậy, anh em từng đặt chi thể mình làm tôi sự ô uế gian ác đặng làm tội ác thể nào, thì bây giờ, hãy đặt chi thể mình làm tôi sự công bình đặng làm nên thánh cũng thể ấy. 
20 Vả, khi anh em còn làm tôi mọi tội lỗi, thì đối với sự công bình anh em được tự do. 
21 Thế thì anh em đã được kết quả gì? Ấy là quả mà anh em hiện nay đương hổ thẹn; vì sự cuối cùng của những điều đó tức là sự chết. 
22 Nhưng bây giờ đã được buông tha khỏi tội lỗi và trở nên tôi mọi của Ðức Chúa Trời rồi, thì anh em được lấy sự nên thánh làm kết quả, và sự sống đời đời làm cuối cùng.
            1. Không ai muốn hay cố ý đặt mình làm tôi cho sự ô uế mà đó chính là hậu quả hành động sai trật của A-đam. Bạn không làm gì quá xấu đủ để đặt mình vào vị trí tôi mọi này và cũng không thể làm việc gì quá tốt đủ để mang bạn ra khỏi vị trí ấy.
            2. Cùng một thể ấy, không một việc làm tốt nào có thể đặt bạn vào trong vị trí làm tôi mọi của sự công bình mà chỉ duy bởi đức tin nơi Chúa Cứu Thế Jesus và công tác hoàn tất của Ngài tại thập tự giá.
            3. Bạn không thể có một vị trí "hàng hai", bạn chỉ có thể hoặc là tôi mọi của tội lỗi hoặc là tôi mọi của sự công bình đến bởi đức tin.
            4. Sự nên thánh là kết quả của việc nhận thức liên tục về sự công chính đến bởi đức tin qua Chúa Jesus và công tác hoàn tất của Ngài tại thập tự giá.
            5. Sự nên thánh không phải là điều kiện để bạn nhận được sự sống đời đời và mọi phước hạnh khác trong đời sống vì nguyên nhân của mọi ơn phước trong đời sống bạn trong Giao ước mới ấy chính là nhờ ân điển của Chúa Jesus và công tác hoàn tất của Ngài tại thập tự giá. Sự nên thánh là một kết quả chắc chắn.
            6. Muốn kết quả cần tập chú vào GỐC RỄ. Vì gốc rễ là nơi cung cấp nguồn sự sống.  Chúa Jesus là NGUỒN SỰ SỐNG DUY NHẤT, NGÀI LÀ SỰ SỐNG.
IV. TIỀN CÔNG HAY TẶNG PHẨM?
Rô-ma 6: 23 Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Ðức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.
Tiền công -----> việc làm

Tặng phẩm -----> đức tin (nhận lãnh)
Nói đến tiền công tức là nói đến việc làm, là nợ. Ở dưới luật pháp bạn mãi mãi là con nợ, bạn luôn thiết sót và đầy dẫy khiếm khuyết. Bạn càng ở dưới luật pháp thì luật pháp càng chỉ ra sự bất toàn, bất hảo của bạn. Người càng tu sẽ càng thấy mình càng ghê tởm bởi không bao giờ diệt hết được nhưng tham vọng sâu thẳm nơi con người. Tiền công mà bạn lãnh nơi ông chủ cũ của bạn là tội lỗi thật không có ích lợi gì cho bạn cả mà trái lại nó là sự khủng khiếp với bạn – sự chết.
Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus Christ thì những gì Ngài ban cho bạn không phải như ông chủ cũ kia nhưng Ngài là một ông chủ rộng rãi và hào phóng, Ngài là một ông chủ tuyệt vời của bạn. Những gì bạn cần trong cuộc đời này, sức khỏe, sự thành công, sự thịnh vượng, sự khôn ngoan, sự cứu chuộc, quyền năng,…. Tất cả đều được gọi là tặng phẩm, là món quà hay sự ban cho. Ân tứ Thánh Linh hay bông trái Thánh Linh cũng là sự ban cho qua Chúa Jesus Christ và công tác hoàn tất của Ngài, tất cả đều miễn phí và không kèm theo giá nào cả. Vì nếu Ngài gắn giá vào những món quà ấy thì bạn không bao giờ đủ tiêu chuẩn để sở hữu chúng. Tất cả bạn đều chỉ cần đón nhận bằng đức tin. Chỉ đức tin mà thôi. Vì ấy là tặng phẩm.
Cũng vậy, đời sống thánh khiết là kết quả của việc bạn trở nên tôi mọi của Đức Chúa Trời qua công tác thay thế của Chúa Jesus tại thập tự giá chứ không phải bởi nổ lực sống thánh thiện, công đức của bạn. Đừng cố gắng để đánh giá hay định mức sự thánh khiết của Đức Chúa Trời theo tiêu chuẩn riêng của bạn. Nhưng hãy tập chú vào Chúa Jesus là sự thánh khiết của bạn và chỉ cần tin rằng tại thập tự giá Chúa Jesus Đấng thánh khiết đã trở nên ô uế, dơ bẩn để bạn trở nên thánh khiết, hoàn hảo và tốt đẹp. Khi bạn càng nhận thức được điều đó, bạn càng khao khát mãnh liệt để sống thánh khiết theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Amen!
 'VRF' Giadinhphanhung

11/1/12

GIAO ƯỚC HUYẾT 11/1/12



LOẠT BÀI GIAO ƯỚC HUYẾT
Bài 1



Bài 2


Bài 3


Bài 4


Bài 5


Bài 6


Bài 7


Bài 8




23/11/11

TỰ DO [MS Lê Hoàng Phu] 23/11/11


MS Lê Văn Long và gia đình (cậu bé Lê Hoàng Phu mặc áo dài đên bên phải)-ảnh Hoithanh.com



26/10/11

TIẾP NHẬN ĐẤNG SOZO 26/10/11

“Chính Con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội”(Ma-thi-ơ 1:21).

Nguyên nghĩa Phúc-âm Ma-thi-ơ 1:21 cụm từ “Cứu” Tiếng Hi-lạp gọi là“Sozo” có nghĩa là; Chữa lành,giải phóng khỏi đoán phạt đời đời, Chúa Giê-xu là Đấng đó gọi là Đấng Sozo.

Ngài đến thế gian để thực hiện sự cứu rỗi, có rất nhiều người theo Ngài, họ nhận được sự chữa lành và sự cung cấp sự cần dùng, nhưng Ngài không hài lòng việc họ theo Ngài. “Các ngươi tìm ta vì đã thấy mấy phép lạ, nhưng vì các ngươi đã ăn bánh và được no nê”(Giăng 6:26).

Việc Ngài thực hiện việc chữa lành để phô bày sự vinh hiển của Cha Ngài, và tỏ lòng yêu thương của Đức Chúa Trời đối với nhân thế.

Chữ “chữa lành” mọi thứ bệnh tật (Ma-thi-ơ 4:23) có nghĩa là cụm từ“Phục-dịch” Tiếng Hi-lạp gọi là Therapeuo” “.Con người rất thích thú việc Ngài phục dịch “Therapeuo” Họ theo Ngài số đông vì “Therapeuo”.

Có ba câu chuyện trong sách Phúc-âm mà Ngài đề cập các trước giả lập lại bảy lần có nghĩa là trọn vẹn và rất quan trọng : Cụm từ “Đức tin con đã chữa lành cho con” Tiếng Hi-lạp gọi là Sozo. Con người tiếp nhận Đấng Sozo.

Người đàn bà bị bịnh huyết lậu 12 năm (Lu-ca 8:43-48) Con số 12 nảy tượng trưng cho dân Y-sơ-ra-ên ở trong giao ước củ, ở dưới sự kèm hảm của sa-tan bà bị bịnh nhằm sau khi Chúa lập 12 sứ đồ, Chúa thiết lập vương quốc nước trời trong giao ước mới, thời điểm này bà mơ ước chạm đến Chúa Giê-xu có nghĩa chạm đến giao ước mới, rời bỏ nước củ chuyển sang nước mới. Bà ta đã tốn rất nhiều tiền thuốc, nhưng không chóng khỏi, bà “Đã nghe tin về Chúa Giê-xu”(Mác 5:27) Từ đáy lòng sâu xa được sự mặc khải về Đấng Mê-si cứu dân mình ra khỏi tội, bà tự nhủ rằng ta đến chỉ rờ vào trôn áo của Ngài thì chắc được lành, quả thật như vậy bà lấn vào đám đông rờ cho được trôn áo Chúa Giê-xu, chính giờ đó huyết lậu của bà cầm lại tất thì, Chúa Giê-xu nhận biết quyền phép ra từ nơi Ngài, bèn hỏi ai rờ đến ta, người đàn bà không thể giấu được mà sấp mình xuống đất mà tỏ thật cho Ngài, Chúa phán; “ Hỡi con gái ta, đức tin ngươi đã chữa lành ngươi, hãy đi cho bình an”. Chúa vui thích họ chạm vào Đấng Sozo bởi đức tin của họ để được chữa lành trọn vẹn. 

Người mù ở thành Giê-ri-cô (Lu-ca 18:35-43) Người mù nghe đoàn dân đông đi qua mà hỏi rằng ai đó, người ta nói rằng ấy là Giê-xu người Na-xa-rét đi qua, ông ta vội vả kêu lên rằng; Lạy Chúa Giê-xu con vua Đa-vít xin thương xót tôi cùng . “Ông nhận được mặc khải Đấng Sozo cứu dân mình ra khỏi tội, khác khao rờ chạm vào Đấng đó” Qua tiếng vang inh ỏi Chúa Giê-xu bèn dừng lại đặng giải cứu sự mù loà,Ngài vui lòng tiếp nhận con người từ vương quốc tối tăm qua nước sáng láng. Ngài phán rằng; Hãy sáng mắt lại; đức tin của ngươi chữa lành ngươi. Tức thì người được sáng mắt, đi theo Chúa Giê-xu. 

Người bị phung (Lu-ca 17:11-19) Người bị phung là những người bị loại bỏ khỏi traị quân Y-sơ-ra-ên, loại người bị ô-uế không được tiếp xúc với người lành, những người này họ sống chung với nhau,họ nghe tin có một Đấng chữa lành phục dịch “Therapeuo” Làm từ thiện họ bèn tìm đến đón Chúa, họ đứng đằng xa Lạy Chúa Giê-xu xin thương xót tôi cùng, khi Ngài thấy họ, liền phán rằng; Hãy đi tỏ cùng thầy tế lễ.Họ đương đi thì phung lành hết. Ý Ngài muốn họ trở về trại quân của Ngài vương quốc của Ngài , chín người kia họ không hiểu, họ có thói quen là thầy tế lễ của họ theo giao ước củ, chỉ có một người ngoại quốc không biết thói quen của giao ước củ mà trở lại đến cùng với Chúa, tạ ơn Ngài “Ngài là thầy tế lễ trong giao ước mới” Chúa hỏi không phải 10 người được lành cả sao? Còn chín người kia đâu?Chỉ có người ngoại quốc này trở lại ngợi khen Đức Chúa Trời ư! Ngài phán; Đứng dậy, đi đức tin ngươi đã cứu ngươi “Đã Sozo con”. 

Tóm lại ba nhân vật trên được Chúa hài lòng: Nhân vật thứ nhất, rời bỏ giao ước củ mà qua giao ước mới. Nhân vật thứ hai rời bỏ nước tối tăm sang nước sáng láng. Nhân vật thứ ba rời khỏi trại quân củ mà bước sang trại quân mới.

Bạn của tôi ơi! Nhu cầu bạn tìm đến Chúa Giê-xu trong phương diện nào, chắc bạn nhận được phương diện ấy. Ý định Ngài đến cho bạn được Sozo, Ngài muốn bạn tiếp nhận Đấng Sozo,tuỳ thuộc đức tin nơi bạn.

Nguồn: NCC

19/10/11

Câu Chuyện Của Ru-tơ 19/10/11

Có một câu chuyện rất hay về một người nữ Mô-áp tên là Ru-tơ trong kinh thánh. Trong lĩnh vực thuộc thể, mọi thứ đang chống lại Ru-tơ. Cô ấy là một bà hoá, một người Mô-áp, một người ngoại bang trên đất Dothái. Nhưng dù chồng cô đã chết, cô vẫn cứ ở lại với mẹ chồng mình là Naômi. Cô bỏ lại gia đình mình để đi theo Naômi về Bết-lê-hem và nhận Đức Chúa Trời của Naômi – Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Gia-cốp, của Y-sác – làm Đức Chúa Trời mình.


Bởi vì gia cảnh nghèo nàn của họ, nên Naômi và Rutơ không có tiền để mua lương thực, cả hai mẹ con phải ra đồng đi theo sau các con gặt để mót những lúa rơi vãi. Tôi muốn bạn biết rằng Rutơ là người nhờ cậy nơi Ân huệ của Chúa vì cô nói rằng, “Xin mẹ cho con ra đồng mót lúa. Con sẽ đi sau người nào mà con được ơn [ơn huệ, ân huệ, ân điển] trước mặt họ.” (Ru-tơ 2:2) Ru-tơ đã tin tưởng rằng Đức Chúa Trời sẽ ban ơn [ơn huệ, ân huệ, ân điển] cho cô dù cô là một người ngoại quốc và không hề có bất kỳ sự quen biết hay kết nối nào với những người ở ngoài đồng. Cô cũng không hề biết là cô có thể mót lúa trên ruộng của ai nữa.

Hãy xem kinh thánh đã ghi lại chuyện gì đã xảy ra tiếp theo: “Nàng theo sau những thợ gặt và mót lúa. Không ngờ [tình cờ -hap] nàng đến nhằm cánh đồng của Bô-ô, là người dòng họ Ê-li-mê-léc.” (Ru-tơ 2:3) Từ “hap” trong tiếng Anh cổ nghĩa là “xảy đến, ngẫu nhiên xảy ra, tình cờ xảy ra – to happen” vào đúng chổ, đúng lúc. Tuy nhiên trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ, gốc của từ này là qarah!

Khi Ru-tơ tin cậy nơi Ân huệ của Đức Chúa Trời, cô ấy đã qarah-ed, đã tình cờ đến đến nhằm cánh đồng của Bô-ô, là người dòng họ Ê-li-mê-léc. Sau đó Bô-ô gặp cô và ngõ lời yêu cô và sau đó kết hôn với cô. Ru-tơ đã đến mức tận cùng của cuộc đời cô ấy trước khi gặp Bô-ô. Tất cả các yếu tố tự nhiên điều chống lại cô. Nhưng bởi vì cô đặt niềm tin nơi Chúa, Đấng đặt cô vào đúng chổ, đúng thời điểm, hoàn cảnh của cô đã thay đổi một cách hoàn toàn. Thực ra, cô là một trong số rất ít những người phụ nữ được nhắc đến trong gia phả của Chúa Giê-xu trong Mathiơ 1:5 “Bô-ô sinh Ô-bết mẹ là Ru-tơ” Quả thật là quá vinh dự được liệt vào gia phả của Chúa Giê-xu Christ. Điều này cũng nói lên việc ở đúng chổ, đúng lúc.

"Hãy có đức tin nơi Ân huệ của Đức Chúa Trời trong cuộc đời bạn. Phước hạnh của bạn đang ở đâu đó xung quanh!

Bạn của tôi ơi, dù ngay hôm nay hoàn cảnh tự nhiên có chống lại bạn như thế nào đi chăng nữa, hãy có đức tin nơi Ân huệ của Chúa Giê-xu và Ngài sẽ ban cho bạn cái mà tôi gọi là “ thành công qarah.” Ngài sẽ khiến bạn ở vào đúng chổ, đúng lúc để kinh nghiệm sự thành công trong tất cả mọi lĩnh vực, như sức khỏe, các mối quan hệ, nghề nghiệp và tài chính.

Dù bạn không có những bằng cấp, trình độ hay kinh nghiệm cần thiết cũng không sao. Có thể bạn được sinh ra trong một gia đình nghèo, có thể bạn là một người sống ly thân hay là cha mẹ vô sinh nhưng dù trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, xin đừng bỏ lỡ Ân điển dư dật của Đức Chúa Trời trên cuộc đời bạn để biến đổi hoàn cảnh của bạn. Tất cả những gì bạn cần là một giây phút qarah và Ân huệ của Đức Chúa Trời để đặt bạn vào đúng chổ, đúng lúc.Hãy có đức tin nơi Ân huệ của Đức Chúa Trời trong cuộc đời bạn. Phước hạnh của bạn đang ở đâu đó xung quanh!

Có một phụ nữ trong hội thánh chúng tôi, là một người mồ côi và là người ngoại quốc. Lần đầu tiên khi cô tham gia nhóm lại với chúng tôi, cô không có gì nhiều và cũng không ai biết đến cô. Nhưng sau khi nghe về Phúc Âm của Ân điển cô bắt đầu lệ thuộc vào Ân điển của Chúa Giê-xu để tin cậy Đức Chúa Trời cho những điều lớn lao. Cô đã tham dự một hội nghị kinh doanh ở I-sơ-ra-ên nơi cô gặp gỡ rất nhiều nhà khoa học, những người có chất xám đặt biệt trong công nghệ xử lý nước, và đó chính là giây phút qarah của cô ấy.

Bởi vì Ân huệ của Đức Chúa Trời ở trên cô nên các nhà khoa học này muốn hợp tác với cô. Cô bắt đầu công việc kinh doanh của cô trong lĩnh vực công nghiệp xử lý nước, và không bao lâu sau đó, cô đã có khả năng quảng bá về công việc kinh doanh của cô một cách rộng rãi. Khi cô quyết định làm như vậy, thật đúng thời điểm khan hiếm nước khắp nơi, và kết quả là số lượng đơn đặt hàng cho công ty của cô tăng lên quá mức. Điều này cũng đang nói đến việc đúng chổ, đúng lúc!

Sự thành công của cô ấy không dừng lại tại đó. Bởi Ân huệ và sự khôn ngoan của Chúa Giê-xu, cô tiếp tục tiến đến việc xây dựng một công ty đáng giá vài trăm triệu đô-la ngày hôm nay. Cô cũng giành được một số giải thưởng lớn và hiện nay được xem như người phụ nữ giàu nhất Đông Nam Á.

Không lâu trước đây, một vài mục sư lãnh đạo trong hội thánh và tôi có cuộc gặp gỡ với cô ấy. Khi tôi lắng nghe cô ấy nói chuyện, với tôi rõ ràng nữ doanh nhân này không chỉ là một người khiêm nhường, nhưng cô ấy còn là người hiểu biết và bước đi trong Ân huệ của Chúa Giê-xu. Cô đi khắp nơi để làm việc và cô chia sẽ rằng bất cứ nơi đâu cô đến trên khắp thế giới, cô cũng mang theo đĩa DVD những bài giảng của tôi để nghe. Cô ấy đã nhấn mạnh với tôi tầm quan trọng của việc tiếp tục nghe về Phúc Âm của Ân điển để đâm rể và lập nền trên Ân huệ của Chúa Giê-xu. Thật sự là cô ấy đã có được sự mặc khải đặt Phúc Âm của Chúa Giê-xu làm ưu tiên hàng đầu trong cuộc đời cô ấy, dù cô ấy có bận rộn với công việc kinh doanh của cô đến đâu đi chăng nữa. Cô ấy là gương tốt cho sự an tâm để thành công. Giống như Giô-sép trong kinh thánh, cô ý thức được sự hiện diện của Chúa và biết rằng mọi thứ cô chạm vào đều được phước là vì Ân huệ của Ngài ở trên cô. Đó là cái mà tôi gọi là thành công tốt đẹp.

Đừng nhìn vào hoàn cảnh trong tự nhiên của bạn. Nữ doanh nhân này đã bắt đầu với hầu như hai bàn tay trắng trong phương diện tự nhiên. Tuy nhiên, vì cô nhờ cậy vào Ân huệ (Ân điển) của Chúa Giê-xu, và Ngài đã biến đổi tất cả mọi thứ xung quanh cô trong một giây qarah. Hỡi người rất yêu dấu! Chúa Giê-xu có thể làm điều tương tự như vậy cho bạn. Hãy cầu nguyện lời cầu nguyện của người đầy tớ vô danh và xin Chúa ban cho bạn qarah ngay hôm nay!

Nguồn: NCC

9/10/11

Ðấng CHRIST Là Trọng Tâm Và Trái Tim Của Kinh Thánh 9/10/11


Cựu ước là lịch sử của một dân tộc. 
Tân ước là lịch sử của một Người.
    Dân tộc ấy đã được Ðức Chúa Trời tạo lập và trưởng dưỡng để đưa Người ấy vào thế giới.
    Chính Ðức Chúa Trời đã trở nên một Người để ban cho loài người một ý niệm cụ thể, dứt khoát và hiển nhiên rằng khi chúng ta suy nghĩ về Ðức Chúa Trời, thì phải suy nghĩ về một Thân vị (Personne) thể nào. Ðức Chúa Trời giống như Ðức Chúa Jêsus. Ðức Chúa Jêsus là chính Ðức Chúa Trời hiện thân bằng hình người.
    Sự Ngài hiện ra trên địa cầu là biến cố quan trọng nhất của lịch sử. Cựu ước dựng sân khấu cho sự hiện ra. Còn Tân ước thì mô tả sự hiện ra đó.
    Là một Người, Ðức Chúa Jêsus đã sống cuộc đời đẹp đẽ, kỳ diệu hơn hết mà ta từng biết. Ngài là Người nhân ái hiền từ, nhu mì kiên nhẫn và có thiện cảm hơn hết từng sống ở trên đời. Ngài yêu thương người ta. Ngài chẳng ưa thấy họ bị hoạn nạn. Ngài thích tha thứ. Ngài thích cứu giúp. Ngài làm phép lạ để nuôi kẻ đói. Ðể cứu giúp kẻ đau khổ, hính Ngài đã quên cả ăn. Những đám đông mòn mỏi, tật bệnh và đau lòng đã đến cùng Ngài, được chữa lành và được cứu giúp. Có lời chép về Ngài, chớ không về một người nào khác, rằng: Nếu chép hết mọi việc từ thiện của Ngài, thì “cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép” (Giăng 21:25). Ðức Chúa Jêsus là Người như vậy, và Ðức Chúa Trời là Thân vị như vậy.
    Rồi Ngài chịu chết trên thập tự giá để “cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29) và trở nên Cứu Chúa của loài người.
    Rồi Ngài từ kẻ chết sống lại, và bây giờ Ngài đang sống, chẳng phải chỉ là một vai trò trong lịch sử, nhưng là một Thân vị Hằng Sống, là Thực sự quan trọng nhất trong lịch sử, và là Lực lượng sanh động nhất của thế giới ngày nay.
    Cả Kinh Thánh được xây dựng chung quanh lịch sử tuyệt mỹ của Ðấng Christ cùng lời Ngài hứa ban Sự Sống Ðời Ðời cho những kẻ tin nhận Ngài. Kinh Thánh chép ra chỉ cốt để giúp người ta tin, hiểu, biết, yêu và theo Ðấng Christ.
    Ðấng Christ là Trọng tâm và Trái Tim của Kinh Thánh, của lịch sử và cũng của đời sống chúng ta nữa. Số phận đời đời của chúng ta ở trong tay Ngài. Chúng ta tiếp nhận hoặc chối bỏ Ngài, thì sẽ quyết định cho mỗi người chúng ta được vinh hiển đời đời hoặc bị tàn hại đời đời, được lên thiên đàng hoặc phải xuống hỏa ngục.
    Sự quyết định quan trọng nhất mà mỗi người buộc phải có, ấy là trong lòng mình phải có lúc quyết định một lần đủ cả thái độ của mình đối với Ðấng Christ. Mọi sự tùy thuộc thái độ ấy.
    Làm tín đồ Ðấng Christ là một điều vinh hiển. Ðó là đặc quyền tối cao của loài người. Quả thật, tiếp nhận Ðấng Christ làm Cứu Chúa, làm Chúa, làm Chủ, và thành tâm, tận tụy, cố gắng đi theo Ðường Sự Sống mà Ngài đã dạy, đó là cách sống hợp lý và mỹ mãn hơn hết. Làm vậy thì được bình an, yên trí, thỏa lòng, được tha thứ, hạnh phước, được hi vọng, được sự sống ngay bây giờ, trong đời nầy, sự sống dư dật, Sự Sống Chẳng Hề Hết.
    Tại sao lại có người đui mù và câm điếc đến nỗi cứ trải qua đời nầy và đối mặt với Sự Chết, mà chẳng có hi vọng trong Ðấng Christ? Ngoài Ðấng Christ ra, há có gì, há có thể có gì trong đời nầy hoặc trong đời sau, làm cho cuộc đời đáng sống? Hết thảy chúng ta phải chết. Tại sao toan cười để đuổi sự chết đi? Mỗi người đáng phải giang tay hoan nghinh Ðấng Christ và kể sự được mang Danh Ngài là đặc quyền đáng kiêu hãnh nhứt của đời mình.
    Sưu tầm

    30/9/11

    Ân-điển. Mục sư LÊ VĂN THÁI 30/9/11


    Ðó là chữ thường thấy trong Tân, Cựu Ước: hoặc dùng để chỉ về người cho ân điển, hoặc chỉ về Chúa ban ân điển.

    Ân điển của Chúa là lời nói, việc làm Ngài tỏ ra có tánh chất yêu thương người, chẳng những yêu thương người lành, mà cả kẻ dữ nữa.

    Ân điển rõ hơn hết tức là cái ơn cứu rỗi. Ðức Chúa Trời là Ðấng Toàn năng thương xót, nhơn lành, dung thứ, nhịn nhục, thành thực ban ân điển cho người ta đến hàng ngàn đời, tha thứ hết mọi tội lỗi (Xuất Ê-díp-tô ký 34:6, 7.).

    Nay xét kỹ ý nghĩa về chữ ân điển nầy, rồi chia làm hai phần mà nói:

    I. Cựu Ước.

    Luật pháp đã ban cho bởi Môi-se; còn ân điển và chân lý thì đến bởi Chúa Jêsus Christ (Giăng 1:17).

    Dầu vậy, Cựu Ước cũng có Ðức Chúa Trời tha tội người ta là vì ban cho ân điển, chớ không phải vì theo luật pháp (Thi Thiên 32:; 130:;143:).

    Thủy tổ dầu phạm tội, song Chúa vẫn ban ơn, hứa cho hưởng ân điển (Sáng thế ký 3:14, 21);
    Nô-ê được ơn (Sáng thế ký 6-8);
    Áp-ra-ham cũng được ơn (Sáng thế ký 15:1, 8);
    Môi-se cũng được ơn (Xuất Ê-díp-tô ký 33:17);
    Y-sơ-ra-ên, dân lựa chọn, cũng được ơn (Xuất Ê-díp-tô ký 19:5).
    Các tiên tri làm sách cũng chú trọng đến ân điển, hằng nói Ðức Chúa Trời đãi người Y-sơ-ra-ên có ân điển vô cùng (Ê-sai 63:7).
    Dẫu Chúa phải nổi giận vì họ phạm tội, song Ngài cũng đem lòng thương xót (Ga-la-ti 3:31,32; Giô-ên 2:13; Mi-chê 7:18, 19; Ha-ba-cúc 3:2). Tiếc rằng họ luôn được ơn Chúa, nhưng thường hay phụ nghĩa vong ân (Ê-sai 43:21-25; 44:1-5; 48:8-11; Giê-rê-mi 18:8-11; Ê-xê-chi-ên 16: và coi thêm Thi Thiên 78:).

    II. Tân Ước.

    Chữ "ân điển" nói trong Tân Ước đáng chú trọng hơn trong Cựu Ước; vì Phao-lô thích dùng chữ "ân điển" nầy lắm. Thơ của Phao-lô thường thường dùng "ân điển" làm lời mở đầu và kết luận. Chữ "ân điển" đó là nói gồm hết ích lợi mà Ðức Chúa Trời đã nhơn Ðấng Christ mà ban cho. Chữ "ơn" nói trong bốn sách Tin Lành không phải chỉ về ý như Phao-lô đã nói, trừ ra Giăng 1:14-17.

    Trong sách Sứ đồ có vài chỗ nói đến ân điển thấy gần giống ý của Phao-lô; song xét ra chưa chắc đã không có nơi khác (Công vụ các sứ đồ 6:8; 11:23; 13:43;14:3; 15:11; 20:24, 32).
    Thơ Hê-bơ-rơ, I Phi-e-rơ, II Phi-e-rơ, Giu-đe, II Giăng, Khải Huyền đều có chữ ân điển đó.

    Luận về ân điển ấy, có hai chỗ cần yếu là Tít 2:11-14; Rô-ma 5:16, ta nên tra cứu kỹ càng. Phao-lô đi Ða-mách, giữa đường gặp Chúa, mới hiểu thấu ân điển lớn lao của Ngài (I Cô-rinh-tô 15:9, 10; I Ti-mô-thê 1:13-16), nên ông cho việc làm chứng về ân điển trong đạo Tin lành là thiên chức của mình (Công vụ các sứ đồ 20:24).

    Ân điển trái với tội lỗi.--  Ðức Chúa Trời lấy ân thắng tội (Rô-ma 5:20; 6:1, 15). Ấy vậy, điều mà luật pháp không thể làm trọn, thì ân điển làm cho được trọn (Rô-ma 7:7-8:4). Phao-lô luôn nói người xưng công bình được cứu là nhờ ân điển, chớ không phải nhờ theo luật pháp (Ê-phê-sô 2:8; Tít 2:11; Rô-ma 4:2-8; 11:6; Ga-la-ti 2:16-21).

    Vì luật pháp sanh ra sự giận, thế là trái nghịch với ân điển (Rô-ma 3:19-26; 4:15; Ga-la-ti 5:4). Vậy nên ai tin Chúa Jêsus, nấy được nhận lãnh ân điển và sự ban cho công bình (Rô-ma 5:17).
    Phao-lô nói đến ân điển của Ðức Chúa Trời hai mươi hai lần, nói đến ân điển Ðấng Christ mười lăm lần, xét ra có bốn yếu chỉ nầy:

    1. Ân điển Ðấng Christ là rất lạ: hạ mình, khiêm nhường (II Cô-rinh-tô 8:9; Phi-líp 2:5-8; Ga-la-ti 2:21).

    2. Ân điển Ðấng Christ là được nhưng không chớ không phải phí tổn gì (Rô-ma 3:24; 4:4; 11:6; Ê-phê-sô 2:8).

    3. Ân điển Ðấng Christ  thắng tội lỗi (Rô-ma 5:15, 20).
    Có hai thuyết:

    (a) Ân điển chẳng những tha tội, mà lại có thể xưng công bình (Ê-phê-sô 1:7; Rô-ma 3:24; 5:21; Ga-la-ti 2:21),

    (b) Ân điển  cất bỏ cái ách tội lỗi (Rô-ma 6:14).

    4. Ân điển Ðấng Christ giàu có không đo được (Ê-phê-sô 1:7; 3:8; Rô-ma 5:17; II Cô 4:15). Cho nên Phao-lô muốn nói bao gồm mọi thứ hạnh phước của Ðấng Christ trong một lời nầy: "Nguyền xin ơn của Ðức Chúa Jêsus Christ ở với anh em". (Rô-ma 16:20; I Cô-rinh-tô 16:23; Ga-la-ti 6:18; Phi-líp 4:23; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:28; II Tê-sa-lô-ni-ca 3:18; II Ti-mô-thê 4:22; Phi-lê-môn 25).

    Tiến sĩ Scofield có lời ghi chú về Giăng 1:16 "ơn càng thêm ơn".

    Tóm tắt lại:

    I.   Ơn là "lòng nhơn từ của Ðức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình yêu thương của Ngài đối với mọi người...không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm..." (Tít 3:4, 5). Ấy vậy, ân điển vẫn trái với luật pháp, vì dưới luật pháp, Chúa đòi sự công bình nơi loài người, song dưới ân điển, Chúa ban sự công bình cho loài người (Rô-ma 3:21, 22; 8:4; Phi-líp 3:9).

    Luật pháp can thiệp với Môi-se và việc làm ân điển can thiệp với Ðấng Christ và đức tin (Giăng 1:17; Rô-ma 10:4-10).

    Luật pháp chúc phước người tốt lành; ân điển cứu rỗi người gian ác (Xuất Ê-díp-tô ký 19:5; Ê-phê-sô 2:1-9).

    Luật pháp đòi phải làm để lãnh phước; ân điển là sự ban cho nhưng không (Phục truyền luật lệ ký 28:1-6; Ê-phê-sô 2:8; Rô-ma 4:4, 5).

    II.   Thời đại ân điển:

     bắt đầu từ sự chết và sự sống lại của Ðấng Christ (Rô-ma 3:24-26; 4:24-25). Trung tâm điểm của sự thử biết thật được cứu rỗi không phải là vâng lời luật pháp, song là nhận hay chối Ðấng Christ với kết quả của sự cứu đó là những việc lành (Giăng 1:12, 13; 3:36; Ma-thi-ơ 21:37; 22:42; Giăng 15:22, 25; Hê-bơ-rơ 1:2; I Giăng 5:10-12).

    Lúc đó, kết quả ngay của sự thử biết đó là người Do thái chối bỏ Ðấng Christ, và với người ngoại bang cùng đóng đinh Chúa trên cây thập tự (Công vụ các sứ đồ 4:27). Theo lời tiên tri, sự thử loài người trong thời đại ân điển nầy sẽ có kết quả là Hội Thánh bề ngoài sẽ chối bỏ chúa (II Ti-mô-thê 3:1-8:4:3-4), và bị đoán phạt như chép trong sách Khải Huyền v.v...   

    III. Sự cứu rỗi được tỏ ra hai cách:

    Trong sự cứu rỗi (Rô-ma 3:24) và trong sự bước đi hầu việc của người được cứu (Rô-ma 6:15). Có sáu thời đại khác nữa:

    vô tội (Sáng thế ký 1:28);
    lương tâm (Sáng thế ký 3:23);
    loài người quản trị (Sáng thế ký 8:21);
    lời hứa (Sáng thế ký 12: 1);
    luật pháp (Xuất Ê-díp-tô ký 19:19);
    nước Chúa (Ê-phê-sô 1:10).


    Mục sư: Lê Văn Thái

    Chúa Giê-su Christ Là Ánh Sáng Cho Chúng Ta

    Kinh Thánh: (Mathio 6:22-23)
    Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng; 23 nhưng nếu mắt ngươi xấu, thì cả thân thể sẽ tối tăm. Vậy, nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm, thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao!




    Ms Quách Tâm

    LẼ THẬT PHÚC ÂM


    Kinh Thánh : Galati 2:5b, 14a, 16, 19, 20a; 3:11, 23-25; 4:2; 6:15
    Trong Galati 2:5 và 14 Phao lô đề cập đến lẽ thật Phúc âm. Từ lẽ thật ở đây không có nghĩa là giáo lí hay sự dạy dỗ của phúc âm, mà chỉ về thực tại của phúc âm. Dầu chỉ là một sách ngắn, nhưng Galati đem lại cho chúng ta một khải thị tron vẹn về thực tại của phúc âm. Tuy nhiên ở đây không mang đến chi tiết, nhưng đem đến một số nguyên tắc cơ bản. Vì vậy chúng ta chỉ bàn đến những nguyên tắc cơ bản ấy.
    I- Cơ Đốc Nhân Không Được Xưng Công Chính Bởi Kinh Luật.
    Khía canh đầu tiên của phúc âm là con người sa ngã không thể được xưng công chính bởi công việc của kinh luật. Trong 2:16, Phaolo nói: “ Dầu vậy, đã biết rằng người ta được xưng nghĩa(xưng công chính) chẳng bởi công việc của kinh luật đâu”. Và ở cuối câu ông nói: “Bởi chưng chẳng có xác thịt nào của xác thịt mà được xưng nghĩa cả”. Từ “xác thịt”trong 2:16 có nghĩa là con người sa ngã đã trở nên “xác thịt” (sáng 6:3). Hơn nữa trong 3:11 Phao-lô nói tiếp: “Vả, chẳng hề có ai cậy kinh luật mà được xưng công nghĩa trước mặt Đức Chúa Trời, điều đó là rõ ràng lắm”. Tóm lại qua những câu Kinh Thánh này chúng ta biết con người được cứu không thể nhờ làm theo kinh luật.Ngày nay một số GHCĐ nhấn manh đến việc giữ ngày sabat cách nghiêm nhặt, việc dâng hiến 1/10. Tuy nhiên họ quên rằng vì cố giữ những luật này mà họ mắc nợ các điều răn khác. Tân ước nói ;nếu giữ tất cả mọi điều răn ngoại trừ một điều thì cũng vi phạm toàn bộ Kinh Luật (Gia 2:10). Rô ma chương 7 chứng minh chúng ta không thể nào giữ được các điều răn. Trong câu 7 Sứ đồ Phao Lô nói đến điều răn về sự ham muốn: “Vì nếu Kinh Luật không nói:’ngươi chớ tham dục (ham muốn)’, thì tôi không biết sự tham dục là gì”. Sau đó trong cau 8 ông nói tiếp:” Song tội lỗi đã nhân dịp bởi điều răn mà gây nên đủ thứ tham dục trong tôi”. Càng cố gắng giữ điều răn này, Phao Lô càng thất bại. Điều này cho thấy loài người sa ngã không thể giữ hết được các điều răn của Đức Chúa Trời. Thật buồn cười khi khi trở về cố gắng giữ Kinh Luật! Đơn giản là chúng ta không có khả năng giữ Kinh Luật. Trong Roma 7:14 Sứ đồ Phao Lô Kinh Luật là thuộc Linh còn chúng ta là xác thịt bị bán cho tội. Vì vậy, không xác thịt nào được xưng công chính nhờ công việc của Kinh Luật
    II- Nhiệm Vụ Của Kinh Luật Là Để Canh Giữ Tuyển Dân Của Đức Chúa Trời Cho Đến Khi Đấng Christ Đến.
    Vì biết rằng loài người sa ngã không thể giữ Kinh Luật, nên chúng ta có thể hỏi vậy tại sao Kinh Luật lại được ban cho? Đức Chúa Trời không có ý định ban Kinh Luật để con người tuân giữ. Khi Đức Chúa Trời ban Kinh Luật, Ngài biết loài người không thể tuân giữ Kinh Luật. Nếu Đức Chúa Trời muốn con người tuân giữ Kinh Luật thì tại sao sau khi tạo dựng Adam, Ngài không ban Kinh Luật . Mục đích Ngài ban Kinh Luật là dung Kinh Luật như người canh giữ dân Ngài cho đến khi Đấng Christ đến (3:23-24 ;4:2). Đức Chúa Trời có ý định dùng cái chuồng để nhốt chiên Ngài.
    Có lẽ anh em thắc mắc tại sao Đấng Christ lại không đến sớm hơn. Tại sao Ngài không đến vào thời Moise? Nếu Đấng Christ đến lúc đó thì không cần có Kinh Luật. Tại sao Ngài không đến trước khi Kinh Luật được ban bố? Sứ đồ Phao Lô đã trả lời trong Roma 3:19-20: “ Vả, chúng ta biết rằng điều gì Kinh Luật nói là nói cho kẻ ở dưới Kinh Luật, hầu cho mọi miệng phải ngậm lại, và cả thế gian đều phải phục dưới sự xét đoán của Đức Chúa Trời. Bởi chưng, chẳng có xác thịt nào nhờ công việc Kinh Luật mà được xưng nghĩa (hay xưng công chính) trước mặt Ngài, vì do Kinh Luật mà ngưới ta biết tội”.
    Trong Galati 3:19 Sứ đồ Phao Lô hỏi : “Vậy thì Kinh Luật để làm chi?”Cũng trong câu này ông trả lời câu hỏi của mình: “Kinh Luật đã đặt thêm vì có sự quá phạm”. Kinh Luật được ban cho để phơi bày con người là gì và tình trang hiện tại của họ ra sao. Cách tốt nhất để con người nhìn thấy tình trạng tội lỗi của họ qua ánh sáng ra từ thuộc tính của Đức Chúa Trời. Mười điều răn được viết ra chính yếu bao gồm bốn thuộc tính Thần thượng:Thánh khiết, công chính, sự sáng và tình yêu. Đức Chúa Trời là Thánh khiết và công chính nhưng cũng là ánh sang và tình yêu. Vì lí do này, Kinh Luật trở nên chứng cớ của Đức Chúa Trời. Nói cách khác Mười điều răn làm chứng rằng Đức Chúa Trời công chính và Thánh khiết, Ngài cũng là sự sang và tình yêu. Đức Chúa Trời dùng chứng cớ này để phơi bày con người. Khi con người đứng trước chứng cớ này tình trạng tội lỗi của họ được phơi bày. Bây giờ chúng ta xem khi Kinh Luật được ban ra, con cái Isorael hứa vâng giữ các điều răn của Ngài (Xuất 19:8). Trước khi con cái Isorael đáp ứng chúng ta thấy bầu không khí xung quanh núi Sinai không? (có v3) đe dọa. Nhưng khi họ tuyên bố mình sẽ vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời, thì bầu không khí thay đổi và trở nên khủng khiếp. Sự Thánh khiết của Đức Chúa Trời bày tỏ ra và con người không được phép đến gần hơn. Sợ hãi trước sự Thánh khiết của Đức Chúa Trời phát lộ, dân chúng xin Moise thay mặt họ đến gần Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy chức năng của Kinh Luật là phơi bày con người sa ngã.
    Khi Kinh Luật thực hiện chức năng phơi bày con người, nó cũng gìn giữ họ. Do đó Đức Chúa Trời dùng Kinh Luật để làm người canh giữ, gìn giữ dân Ngài, cũng như cái chuồng giữ bầy chiên vào mùa đông hay dông bão. Thời đại trước khi Đấng Christ đến được ví như mùa đông, vì vậy Đức Chúa Trời dùng Kinh Luật như cái chuồng để canh giữ dân Ngài. Trong tình trang thiếu hiểu biết, người Do thái cho rằng Kinh Luật ban ra là để họ vâng giữ. Họ không biết Kinh Luật ban ra là để tam canh giữ dân Ngài. Sứ đồ Phao Lô đã làm sang tỏ vấn đề này trong Galati 3:23: “Vả, trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị canh giữ dưới Kinh Luật, nhốt lại cho đến khi đức tin phải hiển hiện”. Câu 24 ông tiếp: “Dường ấy, Kinh Luật là giáo sư của chúng ta để dẫn chúng ta đến Christ, hầu cho chúng ta đước xưng nghĩa bởi đức tin”. Qua những câu Kinh Thánh này Sứ đồ Phao Lô muốn chúng ta hiểu rõ chức năng của Kinh Luật là người canh giữ. Khi phơi bày sự vi phạm của con người, Kinh Luật canh giữ dân của Đức Chúa Trời cho đến khi Đấng Christ đến.
    Bây giờ Đấng Christ đã đến, nên Kinh Luật chấm dứt (tham khảo Mat 5:18 và Gi 19:30). Nhưng những người Do Thái khờ dại muốn trở lại với Kinh Luật và cố gắng tuân giữ. Họ không hề biết chức năng của Kinh Luật có tính cách thời đại, khi chức năng này hoàn thành thì Kinh Luật không cần phải lưu lại nữa.
    III- Kinh Luật Chấm Dứt Sau Khi Đấng Christ Đến
    Sứ đồ Phao Lô tiếp tục giải thích trong Galati 3:25 “Nhưng nay đức tin đã đến, chúng ta không còn ở dưới giáo sư ấy nữa”. Vì Đấng Christ đã đến, Kinh Luật phải chấm dứt. Bây giờ Đấng Christ đến, mục đích của Đức Chúa Trời trong việc ban Kinh Luật đã hoàn thành. Kinh Luật đã giao dân của Đức Chúa Trời cho Đấng Christ, Giựt lấy người ta khỏi Đấng Christ dẫn họ trở về với Kinh Luật là nổi loạn chống lại mục đích của Đức Chúa Trời. Ngày nay nhiều người xưng là “Đầy tớ Chúa” cũng như nhiều Giáo Hội Cơ Đốc vẫn bám lấy Kinh Luật và dùng nó để dạy dỗ con cái Chúa ( Ăn gì, dâng phần mười…vv).
    IV- Trong Gia Tể Tân Ước Của Đức Chúa Trời
    “Từ ngữ “gia-tể”, được dùng trong tựa đề này, xem ra có phần xa lạ đối với độc giả. Thật ra, từ ngữ “gia tể của Đức Chúa Trời” được trích từ thư 1 Ti-mô-thê 1:4 như đã được chép trong nguyên ngữ Hy-lạp. Chữ “gia tể” là từ chữ Hy-lạp “oikonomia” mà ra. Ý nghĩa chính của từ ngữ này là sự quản trị có tính cách gia đình, sự quản lý thuộc gia đình, sự xếp đặt và phân phát hay sự ban phát (về tài sản, của cải hay về công việc kinh doanh v.v…) Từ ngữ này được dùng với ý định nhấn mạnh đến trọng tâm của một kế hoạch thần thượng của Đức Chúa Trời, ấy là để phân phát hay ban phát chính mình Ngài vào trong con người”.
    1- Con Người Được Xưng Công Chính Bởi Đức Tin Nơi Đấng Christ.
    Trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, chúng ta không phải giữ Kinh Luật. Trái lại, chúng ta được xưng Công chính bởi đức tin nơi Đấng Christ (Ga2:16). Có lẽ chúng ta quá quen thuộc với cụm từ “được xưng Công chính bởi đức tin nơi Đấng Christ” đến nỗi mặc nhiên chấp nhận cụm từ này. Nhưng đức tin nơi Đấng Christ nghĩa là gì? và được xưng Công chính bởi đức tin nơi Đấng Christ có nghĩa là gì? Đức tin nơi Đấng Christ chỉ về sự liên hiệp hữu cơ qua việc tin. Rao giảng Phúc Âm đúng đắn không phải là rao giảng giáo lý, mà là rao giảng thân vị của Con Đức Chúa Trời (Ga 1:15,16). Con Đức Chúa Trời là hiện thân của Cha và được thực tại hóa là Linh. Rao giảng Phúc Âm là rao giảng Thân Vị này. Dù đề tài sứ điệp là gì chăng nữa nhưng chúng ta cần giúp người nghe có ấn tượng về Thân vị sống của Con Đức Chúa Trời.
    Đức tin nơi Đấng Christ mà nhờ đó tín đồ được xưng công chính, có liên quan đến việc họ đánh giá cao Thân vị sống của Con Đức Chúa Trời. Chẳng hạn một nhân viên bán hàng giới thiệu về đá quí cách khéo léo, họ càng nói thì người nghe càng cảm thấy sự quí giá của loại đá đó. Khi rao giảng Phúc Âm cũng vậy, chúng ta cần giúp cho người nghe hiểu sự quí báu của Đấng Christ là hơn hẳn mọi vật quí, nếu ai có Đấng Christ là có tất cả mọi sự vì “Ngài là mọi sự trong mọi loài”. Chúng ta càng mô tả Ngài, càng nói về Ngài cách quí báu thì điều gì đó được truyền vào trong bản thể người nghe. Sự truyền dẫn này sẽ trở nên đức tin của họ, và đức tin này sẽ làm cho họ đáp ứng với lời rao giảng của chúng ta. Bằng cách đó, họ sẽ đánh giá cao Thân vị mà chúng ta trình bày. Việc đánh giá cao như vậy là đức tin của họ nơi Đấng Christ. Do sự đánh giá cao Chúa Giê-Xu, nên họ sẽ muốn sở hữu Ngài. Đức tin là Đấng Christ được rao giảng vào trong chúng ta để trở nên khả năng tin của chúng ta do chúng ta đánh giá cao về Ngài.
    Chúng ta có thể chưng dẫn Hê 11:1 về đức tin, nhưng đây chỉ là vấn đề giáo lý. Định nghĩa về đức tin theo kinh nghiệm thực sự là: đức tin là tính chất quí báu của Đấng Christ được truyền vào cho chúng ta. Nhờ sự truyền dẫn ấy, tự phát chúng ta có đức tin nơi Chúa Giê-Xu. Định nghĩa này về đức tin phù hợp với kinh nghiệm của chúng ta. Dạy dỗ giáo lý sẽ không mang lại ấn tượng về Thân Vị sống của Con Đức Chúa Trời. Nhưng khi tính chất quí báu của Đấng Christ được truyền dẫn vào người nghe qua việc rao giảng Phúc Âm, tự phát người nghe quí mến Chúa Giê-Xu và tin Ngài. Khi một người nói: “Chúa Giê-Xu ơi con yêu Ngài, con quí trọng Ngài”, thì đó là ý nghĩa của việc có đức tin nơi Đấng Christ.
    Đức tin này tạo nên sự liên hiệp hữu cơ trong đó chúng ta và Đấng Christ là một. Vì vậy, cụm từ: “nhờ đức tin đến (trong) Christ thật ra chỉ về sự liên hiệp hữu cơ được hoàn thành bởi tin Đấng Christ. Từ đến (trong) Đấng Christ chỉ về sự liên hiệp hữu cơ này. Trước khi tin Đấng Christ có một sự phân cách lớn giữa chúng ta và Ngài; chúng ta là chúng ta và Đấng Christ là Đấng Christ. Nhưng bởi tin, chúng ta được liên hiệp với Ngài và trở nên một với Ngài. Bây giờ, chúng ta ở trong Đấng Christ và Đấng Christ ở trong chúng ta. Đó là sự liên hiệp hữu cơ, liên hiệp trong sự sống. Sự liên hiệp này được minh họa như việc tháp ghép một nhánh cây vào một thân cây khác. Bởi đức tin nơi Đấng Christ chúng ta được ghép vào Ngài. Qua quá trình tháp ghép thuộc linh này hai cuộc sống được tháp lại và trở nên một. Nhiều Cơ Đốc Nhân hiểu biết nông cạn về sự xưng công chính bởi đức tin. Làm thế nào Đấng Christ trở nên sự công chính của chúng ta nếu chúng ta không liên hiệp với Ngài một cách hữu cơ? Nhờ sự liên hiệp hữu cơ với ĐẤNG CHRIST mà Đức Chúa Trời kể Đấng Christ là sự công chính của chúng ta. Vì chúng ta và Đấng Christ là một, nên bất cứ điều gì thuộc về Đấng Christ là thuộc về chúng ta. Đó là cơ sở mà Đức Chúa Trời kể Đấng Christ là sự công chính của chúng ta. Vấn đề hôn nhân có thể minh họa vấn đề này, mặc dù chưa đầy đủ; Giả sử một người nữ nghèo nàn kết hiệp với một người nam giàu có trong hôn nhân. Qua việc kết hợp đó cô được hưởng tài sản của chồng mình. Cũng một lẽ đó qua sự kết hiệp với Đấng Christ chúng ta được thừa hưởng tất cả những gì Đấng Christ là và có. Ngay khi sự liên hiệp này xảy ra, theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, Đấng Christ trở nên chúng ta và chúng ta được trở nên một với Ngài. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới được xưng công chính trước mặt Đức Chúa Trời.
    Như đã nêu trên, để được xưng công chính bởi đức tin nơi Đấng Christ, chúng ta cần phải tin Chúa Giê-Xu xuất phát từ việc đánh cao tính chất quí báu của Ngài. Khi tính chất quí báu của Đấng Christ được truyền vào chúng ta qua sự rao giảng Phúc Âm, tự phát chúng ta đánh giá cao Chúa và kêu cầu Ngài. Đó là đức tin thật. Khi tin như vậy, chúng ta và Đấng Christ trở nên một. Vì vậy, Đức Chúa Trời phải kể Đấng Christ là sự công chính của chúng ta. Tóm lại, xưng công chính bởi đức tin không chỉ là vấn đề địa vị, và còn là vấn đề hữu cơ, vấn đề trong sự sống. Sự liên hiệp hữu cơ với Đấng Christ tự phát được hoàn thành bởi đức tin sống động được sản sinh do chúng ta đánh giá cao về Ngài. Đó là dược xưng công chính bởi đức tin nơi Đấng Christ.
    2 – Con Người Có Sự Sống Và Sống Bởi Đức Tin
    Trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, con người cũng có sự sống bởi đức tin và sống bởi đức tin. Trong Ga 3:11 Sứ đồ Phao Lô nói: “người công nghĩa (công chính) sẽ sống bởi đức tin”. Từ “sống” ở đây ngụ ý có sự sống. Do sự liên hiệp hữu cơ chúng ta có sự sống trong mình. Hơn nữa chúng ta sống bởi đức tin, mà đức tin ấy là việc chúng ta đánh giá cao về sự quí báu của Chúa Giê-Xu. Không những chúng ta có sự sống mà còn sống bởi sự sống. (Tham khảo Ga 2:20).
    3 – Con Người Chết Với Kinh Luật Để Có Thể Sống Với Đức Chúa Trời
    Trong Galai 2:19, Sứ đồ Phao Lô nói: “Vì bởi Kinh Luật tôi đã chết đối với Kinh Luật, để tôi được sống đối với Đức Chúa Trời”. Rất khó giải thích theo giáo lý ý nghĩa của việc chúng ta chết đối với Kinh Luật để có thể sống cho Đức Chúa Trời. Hữu ích nhất là xem xét điều này trong ánh sáng của kinh nghiệm chúng ta. Kinh nghiệm Cơ Đốc chứng minh rằng ngay khi sự liên hiệp hữu cơ của chúng ta với Đấng Christ xảy ra, chúng ta cảm nhận mình chết với thế gian, tội, bản ngã và tất cả những ràng buộc của Kinh Luật. Đồng thời chúng ta cũng nhận biết sự sống động đối với Đức Chúa Trời. Có lẽ khi mới nhận biết điều này, chúng ta không có kiến thức hay từ ngữ chuyên môn để giải thích. Có lẽ anh chị em nói: “Chúa Giê-Xu ơi, từ nay con không quan tâm đến điều gì khác hơn Ngài, con chỉ quan tâm đến Ngài”. Đó chính là chết đối với mọi sự để sống cho Đức Chúa Trời.
    4 – Con Người Có Đấng Christ Sống Bên Trong
    Là những người chết đối với Kinh Luật và sống cho Đức Chúa Trời, chúng ta có Đấng Christ sống bên trong. Trong Ga 2:20, Sứ đồ Phao Lô nói: “Tôi đã bị đóng đinh với Christ trên thập tự giá, dầu vậy tôi sống, nhưng không phải là tôi sống nữa, bèn là Christ sống trong tôi”. Đó chính là khía cạnh cơ bản của lẽ thật Phúc Âm.
    5 – Con Người Trở Nên Một Sáng Tạo Mới
    Một khí cạnh khác của lẽ thật Phúc Âm là trong Đấng Christ, con người là một sáng tạo mới. Galati 6:15 chép: “Vì chịu cắt bì hay không chịu cắt bì cũng chẳng quan hệ gì, quan hệ là người được dựng nên mới (sáng tạo mới). Sáng tạo mới này là sự hòa quyện của Đức Chúa Trời với con người. Sáng tạo mới này xảy ra khi Đức Chúa Trời Tam- nhất trong Đấng Christ được đem vào trong bản thể của chúng ta qua Linh (Thánh Linh). Đó là sự hòa quyện của Thần tính với nhân tính. Sống trong sáng tạo mới như vậy vượt xa việc giữ Kinh Luật. Khi tín đồ Galati trở về với Kinh Luật là khờ dại biết bao! Họ nên ở lại trong Đấng Christ bởi đức tin. Trong sự liên hiệp với Đấng Christ như vậy, Đấng Christ sống trong chúng ta và chúng ta trở nên một sáng tạo mới. Mặc dầu vẫn là tạo vật của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta được hòa quyện với Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Vì là một với Đấng Tạo Hóa nên sự sống của Ngài trở nên sự sống của chúng ta, và đời sống của chúng ta trở nên đời sống của Ngài. Sự hòa quyện này sinh ra một sáng tạo mới. Điều này không được hoàn thành bởi công việc của Kinh Luật, nhưng bởi đức tin nơi Đấng Christ.
    Trên đây là những khía cạnh quan trọng của lẽ thật Phúc Âm mà Đức Chúa Trời đã mạc khải cho Sứ đồ Phao Lô. Khi nghiên cứu về các thư tín của ông, chúng ta thấy Đức Chúa Trời bày tỏ sự mầu nhiệm của Ngài qua mỗi thời đại khác nhau, để qua đó con người có thể hiểu biết, để sống đúng theo mục đích của Ngài. (Trong thời đại bốn sách Phúc Âm ghi chép là thời đại Con Đức Chúa Trời trở nên Con người và sống trong xác thịt. Thời đại các thư tín là thời đại Con Đức Chúa Trời trở nên “Linh ban sự sống”. ICor 15:45).
    Nguồn: Tim Huynh

    23/9/11

    Định Nghĩa Thành Công 23/9/11

    “Giô-sép bị đưa xuống Ai-cập. Ông Pô-ti-pha thái giám của Pha-ra-ô và chỉ huy thị vệ, một người Ai-cập, đã mua cậu từ tay người Ít-ma-ên là những người đã đưa cậu xuống đó. ĐỨC CHÚA ở với Giô-sép và cậu là một con người thành công; cậu ở trong nhà chủ cậu, người Ai-cập.” (Sáng thế ký 39:1-2 BCG)
    Thành Công Là Kết Qủa Của Việc Bạn Có Ai Ở Cùng
     ---------------------------------------------
    Sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời bạn là lý do khiến bạn thành công!
    ---------------------------------------------
    Từ Sáng-thế-ký đoạn 39:2, ta thấy rõ ràng thành công không phải là những gì bạn có, mà là ai ở cùng bạn! Thực tế là Giô-sép không có gì về phương diện vật chất nhưng đồng thời ông lại có tất cả vì Chúa ở cùng ông. Của cải, vật chất mà mà thâu trử hay cố gắng tích luỹ một cách nhanh chóng không làm bạn thành công. Nhưng chính sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời bạn mới là lý do khiến bạn thành công!
    Chúng ta nên dừng việc theo đuổi của cải vật chất và bắt đầu theo đuổi chính Chúa. Đức Chúa Trời coi mối quan hệ giữa bạn với Ngài là điều duy nhất mà bạn cần cho mọi sự thành công trong cuộc đời bạn. Tôi không thể nào tưởng tượng được điểm xuất phát nào tồi tệ hơn khởi điểm của Giô-sép. Ông hoàn toàn trần trụi. Ông không có gì cả! Không có tài khoản ngân hàng, không có bằng đại học, không có kết nối nào với những người có tầm ảnh hưởng, không có gì cả. Cảm ơn Chúa vì Kinh thánh ghi lại một hình ảnh của một Giô-sép người bắt đầu với hai bàn tay trắng, để hôm nay bạn và tôi có thể có hy vọng. Nếu bạn nghĩ mình không có gì, giống như Giô-sép, bạn có thể bắt đầu tin vào quyền năng trong sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời bạn.
    Hãy bắt đầu chăm nhìn Chúa Giê-xu và công bố chiếm lấy những lời hứa trong Kinh thánh cho chính bạn.

    Hãy để tôi chỉ cho bạn cách nào bạn có thể cá nhân hoá lời hứa này trong cuộc đời bạn. Hãy điền tên của bạn vào trong lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho bạn:
         “ Chúa ở cùng____________, và tôi là một người thành công.”
         Và bây giờ, bạn hãy tự đọc lời hứa này thật to. Hãy đọc to như vậy hàng trăm lần nếu bạn cần, và bắt đầu nhìn thấy nó trên thực tế. Hãy dán lời hứa này trên gương của bạn để mỗi buổi sáng khi bạn đánh răng, chải đầu hãy nhắc nhở chính bạn rằng, hôm nay khi bạn đi làm, đi học, bắt đầu chăm sóc con cái ở nhà (hoặc là làm bất cứ việc gì mà bạn cần phải làm), thì Chúa đều ở cùng bạn. Và bởi vì Ngài ở cùng bạn, BẠN ĐÃ LÀ NGƯỜI THÀNH CÔNG! Khi bạn có Chúa Giê-xu trong cuộc đời bạn, bạn không còn phải cố gắng để thành công; BẠN LÀ NGƯỜI THÀNH CÔNG.
    Cứu Rỗi Bạn Là Công Việc Của Đức Chúa Trời
    Để tôi chia sẽ với bạn một lẽ thật đầy quyền năng ẩn dấu trong sự giáng sinh của Chúa Giê-xu. Khi Mari được hứa gả cho Giô-sép, trước khi họ ăn ở cùng nhau như vợ chồng, cô nhận biết mình đã mang thai bởi quyền phép Đức Thánh Linh. “Giô-sép, vị hôn phu của Ma-ri là người ngay thẳng, quyết định kín đáo từ hôn, vì không nỡ để cô bị sỉ nhục công khai.” (Mathiơ 1:19)
    Hãy để ý ở điểm này, Giô-sép cũng chưa hề hay biết là đứa con mà Mari đang mang thai là bởi quyền phép Đức Thánh Linh. Ông nghĩ rằng chắc Mari đã phạm sự gian dâm. Tuy nhiên người công nghĩa này không nở để cô bị sỉ nhục trước công chúng. Trong thời đó, nếu ai đó bị phát hiện quan hệ tình dục trước hôn nhân, thì chắc chắn sẽ bị ném đá đến chết. Đó là truyền thống văn hoá và luật lệ của người Do-thái lúc bấy giờ. Nhưng Giô-sép yêu Mary, vợ tương lai của mình, nên muốn làm hết khả năng mà ông có thể để bảo vệ nhân phẩm và mạng sống của cô ấy.
    Khi Giô-sép đang suy tính những việc ấy, một thiên sứ của Chúa hiện ra cùng người trong một giấc mơ, và phán rằng: “Giô-sép, con cháu Đa-vít! Đừng ngại cưới Ma-ri làm vợ! Vì cô ấy chịu thai do Thánh Linh. Ma-ri sẽ sinh con trai; hãy đặt tên là Giê-xu [Jesus] vì Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi xiềng xích tội lỗi.” ( Ma-thi-ơ 1:20-21) Danh “Giê-xu” là Yeshua trong tiếng Hê-bơ-rơ, là chữ có chứa từ viết tắc của chữ Yăhweh, là  danh của Đức Chúa Trời trong tiếng Hê-bơ-rơ. Vậy danh “ Giê-xu” nghĩa là “ Yăhweh là Đấng Cứu Thế của chúng ta” hay là “ Chúa là Đấng Cứu Thế của chúng ta”! Quả là một danh tuyệt đẹp!
    Mỗi lần bạn kêu cầu danh Chúa Giê-xu, là danh trên hết mọi danh, là bạn đang kêu đích danh Đức Chúa Trời đến để cứu bạn. Cứu rỗi bạn là công tác của Chúa Giê-xu! Bất kể bạn đang ở trong thách thức nào, hoàn cảnh nào, hoặc bất kỳ khủng hoảng mà bạn đang đối mặt – có thể là về sức khoẻ, tài chính hay tình cảm – bạn có thể kêu cầu danh Chúa Giê-xu và chính Đức Chúa Trời Toàn Năng sẽ cứu bạn ra khỏi!
    Bạn của tôi ơi, bạn có thể phải dành thì giờ để biết các danh xưng của Đức Chúa Trời, những danh xưng mà Ngài đã bày tỏ dưới giao ước cũ, chẳng hạn như là Elohim, El Shaddai, El Elyon, Jehovah-Jireh, Jehovah-Rophe và Jehovah-Nissi. Bạn có thể học cho đến khi hoàn tất các danh xưng của Đức Chúa Trời. Tôi không bài xích đều đó. Tôi cũng dạy về các danh xưng của Đức Chúa Trời trong hội thánh tôi, nhưng tất cả những danh xưng đó sẽ trở nên vô nghĩa nếu như bạn không biết rằng chính Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Giê-xu, là Đấng muốn cứu bạn ra khỏi mọi xiềng xích của tội lỗi trước hết, và sau đó là giải cứu bạn ra khỏi những thách thức khác của bạn.
    Đức Chúa Trời có đầy quyền năng, nhưng nếu bạn không tự tin rằng Ngài quan tâm, vui thích với sự thành công của bạn, thì quyền năng của Ngài sẽ trở nên vô ích với bạn. Vì vậy, bạn không cần phải thuộc lòng tất cả các danh xưng của Đức Chúa Trời trong cựu ước. Những gì bạn cần là sự mặc khải đầy trọn về Giê-xu, trong giao ước mới, là Đấng Cứu Thế của bạn! Bạn có biết Tiger Woods nổi tiếng về phương diện nào không? Về môn Golf! Còn David Beckham? Bóng đá! (Không, anh ta nổi tiếng về quảng cáo sản phẩm hàng hoá!) Còn Chúa Giê-xu nổi tiếng gì bạn biết không? Ngài nổi tiếng là Đấng Cứu Rỗi bạn đó!
    Chưa Phải Là Hết Khi Chúa Ở Cùng Bạn
    Bạn có biết bất kỳ ai từng ở trong hoàn cảnh tồi tệ như Giô-sép ở điểm này không? Cả thế giới dường như đã sụp đổ xung quanh chàng rồi. Chỉ vài ngày trước đây, chàng còn được cha ôm ấp trong vòng tay cha nhưng giờ đây các anh chàng đã bán chàng rồi. Tất cả những gì chàng có đã bị lột trần. Chàng không còn gì hơn là một nô lệ ở xứ ngoại bang.
    ---------------------------------------------
    Không phải những gì bạn có mà là ai ở cùng bạn khiến mọi chuyện khác hẵn.
    ---------------------------------------------
    Phải chăng cuộc đời Giô-sép đến đây là hết? Về phương diện tự nhiên, thì đúng là đời Giô-sép đến đây là chấm hết. Dường như bi kịch đã đổ trên mình Giô-sép rồi, nhưng Chúa chưa cho phép chấm hết tại đây. Chúng ta đã học trong chương trước, là dù cho hoàn cảnh tồi tệ như vậy, thì Chúa vẫn ở cùng Giô-sép, tại thời điểm đen tối và cơ hàn của cuộc đời Giô-sép, Chúa gọi chàng là người thành công! Hãy nhớ rằng không phải những gì bạn có mà là ai ở cùng bạn khiến mọi chuyện khác hẵn.
    “Làm thế nào mà Chúa có thể khiến một tên nô lệ không xu dính túi trở nên người thành công?”
    Nào, chúng ta hãy tiếp tục với chuyện đời Giô-sép. Trong sách Sáng-thế-ký39:3 nói rằng: “Chủ thấy CHÚA ở với chàng trong mọi việc chàng làm, khiến việc gì chàng chịu trách nhiệm cũng đều được thành công.”  Qủa là một lời xác nhận đầy quyền năng và nó tạo cho bạn một lời hứa rằng bạn có thể tin vào Chúa Giê-xu cho mọi lĩnh vực trong cuộc đời bạn. Bạn có thể tưởng tượng được là mọi dự án, công tác, và ngay cả những việc vặt mà bạn đảm nhận đều được thành công không? Đôi tay của bạn trở nên đôi tay của phước hạnh. Bạn chạm vào các thành viên trong gia đình bạn và họ được phước. Công ty của bạn có thể đang cố gắng hết sức để xoay xở những dự án khó, nhưng một khi nó được đặt vào tay bạn, dự án ấy trở nên được phước. Bạn trở nên nguồn phước chờ đợi để tuôn đổ trên người khác, tuôn tràn khắp nơi, mọi nơi mà bạn đến.
    NCC

    Biểu mẫu liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *